T.Ư Đoàn trao tặng hơn 2 tỉ đồng giúp người dân vùng hạn mặn Bến Tre
Trong lúc PV Thanh Niên đang thực hiện loạt bài này thì bản thân đối mặt với những cuộc điện thoại mạo danh công an để hù dọa liên quan đến việc mua bán hàng cấm và yêu cầu cung cấp tài khoản.Vì sao Newcastle trở thành tâm điểm của kỳ chuyển nhượng mùa đông?
Trong bối cảnh dòng ô tô sedan nói chung đang mất dần sức hút với người tiêu dùng ô tô tại Việt Nam, doanh số dòng sedan hạng B - phân khúc ô tô từng một thời hút khách nhất thị trường cũng sụt giảm. Số liệu được Thanh Niên tổng hợp từ báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor cho thấy, trong năm 2024, tổng doanh số bán ô tô sedan hạng B tại Việt Nam chỉ đạt 46.366 xe, giảm 4.662 xe, tương đương 9,1% so với năm 2023.Chính vì vậy, để giúp phân khúc này tìm lại sức hút đồng thời tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh thị trường ô tô Việt Nam ngày càng đa dạng, ngay sau dịp Tết nguyên đán 2025, nhiều mẫu mã sedan hạng B lập tức được các nhà sản xuất, phân phối áp dụng ưu đãi để giảm giá. Trong đó, đáng chú ý là các mẫu xe đến từ các thương hiệu ô tô Nhật Bản.Toyota Vios - mẫu xe bán chạy nhất phân khúc sedan hạng B tại Việt Nam năm 2024 là một trong những cái tên đầu tiên khởi động lại cuộc đua giảm giá trong năm 2025. Theo đó, trong tháng 2.2025, Toyota Vios tiếp tục được Toyota Việt Nam (TMV) áp dụng hình thức khuyến mãi hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cho khách hàng mua các phiên bản Toyota Vios E, Vios G tương đương mức giảm giá 23 - 27 triệu đồng.Honda City cũng không chịu thua kém, mẫu xe Honda giá bán thấp nhất thị trường Việt Nam cũng được Honda Việt Nam (HVN) áp dụng chương trình hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ kèm 1 năm bảo hiểm thân võ. Hiện tại, mức giá khởi điểm của Honda City tại Việt Nam chỉ còn ở mức 499 triệu đồng. Với Hyundai Accent - mẫu xe vừa để mất ngôi vương phân khúc sedan hạng B vào tay Toyota Vios, dù không được phía TC Motor áp dụng chương trình ưu đãi, giảm giá trong tháng 2.2025 nhưng theo ghi nhận của PV Thanh Niên, hiện tại một số phiên bản Hyundai Accent đang được các đại lý phân phối giảm giá từ 22 - 28,5 triệu đồng, tương đương mức hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ.THACO AUTO cũng áp dụng mức ưu đãi, giảm giá từ 21 - 22 triệu đồng cho khách hàng mua các phiên bản Kia Soluto Deluxe số sàn và số tự động. Qua đó, đưa mức giá thực tế mẫu xe này về mức 386 - 417 triệu đồng.Không chỉ giảm giá bán xe mới đời 2025 để cạnh tranh và tạo sức hút, một số mẫu sedan hạng B nhập khẩu như Mitsubishi Attrage cũng được nhà phân phối tăng ưu đãi với các phiên bản sản xuất từ năm 2024 để "xả" hàng tồn kho. Cụ thể, các phiên bản Mitsubishi Attrage CVT đang được phía Mitsubishi Việt Nam triển khai gói ưu đãi khá hấp dẫn, bao gồm: tặng phụ kiện, phiếu nhiên liệu trị giá 18 - 20 triệu đồng và hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ. Đây cũng là mẫu xe nhận được ưu đãi lớn nhất ở phân khúc này. Tuy nhiên, chương trình này chỉ được áp dụng với các phiên bản đời 2024.
Vì sao Kia Carens 2023 bản Signature định giá cao?
Xuân quê hương 2025 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đồng chủ trì tổ chức, với sự tham gia của hàng nghìn đại biểu kiều bào và thân nhân, cùng khách mời trong nước.Chương trình tiếp tục khẳng định vững chắc mối liên hệ gắn bó giữa kiều bào và đất nước, qua đó, tiếp tục thể hiện rõ tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phát huy tinh thần yêu nước, hướng về nguồn cội, khích lệ kiều bào gìn giữ bản sắc văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ của dân tộc.Năm 2025, chương trình Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" diễn ra từ ngày 18.1 đến ngày 20.1.2025 (tức ngày 19 đến ngày 21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) với nhiều nội dung phong phú. Trong khuôn khổ chương trình, Chủ tịch nước và phu nhân sẽ chủ trì một số hoạt động ý nghĩa cùng bà con kiều bào cả nước: Lễ Dâng hương tại Điện Kính Thiên, Nghi thức thả cá chép truyền thống vào ngày Tết ông Công ông Táo tại Phủ Chủ tịch…Đặc biệt, trong chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1, tiếp sóng trên kênh VTV4 Đài Truyền hình Việt Nam 20 giờ 10 phút tối chủ nhật ngày 19.1.2025, Chủ tịch nước sẽ phát biểu chúc Tết đến toàn thể bà con kiều bào và đánh trống khai hội mừng xuân.Bên cạnh các hoạt động do Chủ tịch nước chủ trì, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức một số hoạt động cho đoàn 1.000 kiều bào tiêu biểu, gồm: Viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Dâng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, Chào Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chương trình kết nối địa phương. Lãnh đạo Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi kiều bào tham dự chương trình Xuân quê hương vào tối 19.1.2025.VIETART là đơn vị thực hiện chương trình Xuân quê hương 2025, cũng như thực hiện thành công Xuân quê hương trong 8 năm liên tiếp.
Ngày 4.3, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức hội nghị công bố, trao nghị quyết của HĐND tỉnh và quyết định của thường trực HĐND tỉnh về công tác cán bộ.Tại hội nghị, đại diện Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Ninh Thuận công bố nghị quyết về bầu bổ sung Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau khi sáp nhập Ban Văn hóa - xã hội và Ban Dân tộc HĐND tỉnh) đối với ông Nguyễn Quang Nhật, nguyên Tổng biên tập Báo Ninh Thuận; quyết định về việc điều động, bổ nhiệm Chánh văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Ninh Thuận đối với ông Lê Tiến Dũng, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận, thời hạn giữ chức vụ 5 năm kể từ ngày 1.3.2025.Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Văn Hậu, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận chúc mừng và mong muốn các cán bộ tiếp tục kế thừa, phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sở trường, năng lực; đẩy mạnh phối hợp giữa các ban, văn phòng HĐND tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ thường trực HĐND tỉnh thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành, nâng cao chất lượng hoạt động HĐND tỉnh.
15 đội bóng săn 200 triệu đồng tiền thưởng ở giải vô địch bóng rổ Hà Nội
Thời gian qua, người dân liên tục phản ánh về việc điểm du lịch trái phép được xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực thị trấn Đăk Rve (H.Kon Rẫy, Kon Tum). Điều đáng nói, điểm du lịch này nằm ngay cạnh khúc cua trên đèo Măng Đen (thuộc QL24), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Theo ghi nhận của phóng viên, điểm tham quan này rộng khoảng 2.000 m2, nằm dọc bên triền đồi nhô ra trên đèo Măng Đen. Tại đây du khách có thể nhìn xuống con sông Đăk S'nghé và thung lũng thị trấn Đăk Rve. Ở ngay cổng điểm du lịch, chủ cơ sở đặt một chòi bán vé với giá 50.000 đồng/người khi sử dụng đồ uống và 30.000 đồng/người nếu chỉ vào ngắm cảnh. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến điểm du lịch này vui chơi. Để phục vụ du khách nghỉ mát và check in, chủ cơ sở đã dựng nhiều chòi gỗ, mái lợp tranh và một số trụ xích đu bằng gỗ.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, điểm tham quan này được xây dựng trên đất nông nghiệp. Địa phương này cũng đã 2 lần lập biên bản kiểm tra vào tháng 4.2024 và tháng 6.2024. Qua các buổi kiểm tra, UBND thị trấn Đăk Rve xác định, điểm kinh doanh dịch vụ này có diện tích 1.700 m2 nằm tại lô 16, khoảnh 4, tiểu khu 520 thuộc địa phận thôn 4, thị trấn Đăk Rve. Hiện tại thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Người đứng ra đầu tư, xây dựng điểm du lịch này là ông Nguyễn Minh Đạt. Trên thửa đất này ông Đạt đã san lấp mặt bằng và xây dựng 9 chòi gỗ, lợp tranh. Trong đó, 7 chòi phục vụ cho du khách ăn uống, chụp ảnh; 1 chòi bán hàng.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, cả 2 lần kiểm tra cơ quan chức năng đều xác định chủ cơ sở có hành vi vi phạm hủy hoại đất. Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Nguyễn Minh Đạt dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu, nếu không thực hiện thì ông Đạt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, điểm du lịch nói trên vẫn tồn tại.Ngày 5.3, ông Võ Văn Lương, Chủ tịch UBND H.Kon Rẫy, cho biết trước đây khi đi kiểm tra, cơ quan chức năng của thị trấn Đăk Rve xác định điểm du lịch này có hành vi vi phạm hủy hoại đất là chưa đúng. Qua kiểm tra, huyện xác định các chòi gỗ lợp tranh trong điểm du lịch không xây dựng kiên cố do đó chỉ có hành vi vi phạm sử dụng đất sai mục đích. Theo quy định của pháp luật, khi có nhu cầu đấu nối đường nhánh vào quốc lộ, thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng theo ông Lương, điểm du lịch này chưa được cơ quan chức năng cấp phép đấu nối giao thông vào QL24, trong khi khu vực này nằm ở khúc cua nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Cũng theo ông Lương, huyện đang yêu cầu chủ đầu tư điểm du lịch nói trên tháo dỡ các công trình vi phạm. Nếu không chấp hành, đến ngày 6.3, UBND huyện sẽ tiến hành đưa máy móc đến cưỡng chế bằng cách múc đất chặn tuyến đường vào điểm du lịch này.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều cùng ngày, ông Nguyễn Minh Đạt, chủ đầu tư điểm du lịch trên, cho biết đã nhận được văn bản yêu cầu tháo dỡ của UBND H.Kon Rẫy và đang chờ đoàn công tác đến làm việc.Tuy nhiên theo ông Đạt, khu vực đèo Măng Đen có rất nhiều chòi gỗ của người dân vi phạm, không riêng điểm du lịch của ông (?). Nếu yêu cầu tháo dỡ thì phải tháo dỡ toàn bộ những chòi gỗ vi phạm. Do đó, dù UBND thị trấn Đăk Rve đã lập biên bản và yêu cầu tháo dỡ nhưng ông vẫn chưa chấp hành.Ông Đạt cũng chia sẻ: "Bây giờ nhà nước đã có chủ trương chính sách để khuyến khích dân làm ăn, giải quyết việc làm. Nhờ cái quán này mà Măng Đen có thêm du khách, tạo được thêm công ăn việc làm cho bà con".Về thông tin điểm du lịch trên chưa được phép đấu nối với QL24, ông Đạt tỏ ra ngạc nhiên: "Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến quy định này và chưa từng được hướng dẫn các thủ tục đó".